Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung quy định phải có “giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương” vì nếu không có giấy này thì thủ tục chứng nhận cho xe nhập khẩu hoàn toàn giống như xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Bộ Công Thương cho rằng nếu không có những giấy phép trên để phân biệt thì sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Bởi các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước cần phải đầu tư nhà xưởng, thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng và đường thử xe, trong khi các nhà nhập khẩu thường không đầu tư.
Như vậy, ngoài yêu cầu phải có bản chính "giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng" được quy định tại dự thảo Thông tư, doanh nghiệp muốn nhập khẩu ôtô sẽ phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị bổ sung cụ thể số lượng bản sao các thành phần hồ sơ phải đăng ký kiểm tra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ.
Về quy định giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng trong dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu của Bộ Giao thông Vận tải ban hành đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Trong đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng thực chất là giấy tờ do nhà sản xuất phát hành cùng với mỗi chiếc xe cụ thể nhằm chứng nhận rằng chiếc xe đó đã được nhà sản xuất kiểm tra chất lượng trước khi ra khỏi nhà máy và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do nhà máy đó cam kết.
“Trong các trường hợp phải kiểm tra thực tế tại Việt Nam, nếu yêu cầu thêm bản chính giấy chứng nhận và phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng như tại dự thảo là không cần thiết, gây khó khăn, phức tạp về thủ tục hành chính mà không có tác dụng bảo đảm chất lượng xe theo quy định của pháp luật Việt Nam”, theo VCCI.
Việc kiểm tra chất lượng xe nhập khẩu tại Việt Nam đang được tiến hành rất chặt chẽ bao gồm nhiều phương thức kiểm tra tương ứng với từng loại phương tiện. Bên cạnh đó, nếu một phương tiện không có giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng nhưng vẫn vượt qua được vòng kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan đăng kiểm Việt Nam thì tức là vẫn đáp ứng các yêu cầu chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam.
Cũng theo cơ quan này, việc yêu cầu thêm giấy tờ này gây ra khó khăn, thậm chí đến mức không thể đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xe thông qua phân phối vì các xe nhập khẩu qua một bên phân phối trung gian thì không thể có bản chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét