Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Ford chính thức cho phép tự động cập nhật hệ thống xe hơi qua wifi

Theo thông cáo công bố tuần trước, Ford Motor Co cho biết các dòng xe 2016 với hệ thống Sync 3 của hãng này sẽ được cập nhật bản nâng cấp qua giao thức OTA (cập nhật qua mạng wifi), hãng tin Reuters cho biết.

Các dòng xe 2016 của Ford sẽ đủ điều kiện để được nâng cấp hệ thống phần mềm qua wifi, bổ sung Apple CarPlay và Android Auto, giúp người lái kết nối tốt hơn với điện thoại thông minh khi đang di chuyển trên đường.

Trong các xe Ford có hỗ trợ wifi với tính năng cập nhật hệ thống tự động trong SYNC 3, hệ thống sẽ kết nối định kỳ qua mạng để kiểm tra các bản cập nhật. Nếu bản cập nhật khả dụng, hệ thống sẽ tự động tải bản cập nhật về mà không cần có sự tương tác của lái xe.

Android Auto và Apple CarPlay là hai hệ điều hành của Google và Apple, cho phép lái xe kết nối với điện thoại thông minh và sử dụng trên giao diện màn hình của xe.

Năm 2015, hãng xe Mỹ Tesla đi đầu trong việc giới thiệu giao thức cập nhật phần mềm qua mạng wifi. Sau đó, các hãng sản xuất xe truyền thống cũng bắt đầu tiếp cận công nghệ mới này dù vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc chậm ứng dụng công nghệ trên một phần là do những quan ngại về vấn đề an toàn và sự phản đối của các đại lý xe cho rằng điều này có thể khiến doanh số bán dịch vụ xe hơi giảm sút.

Trước đây, lái xe chỉ có thể cập nhật hệ thống của xe một cách thủ công nhờ USB hoặc qua đại lý xe.

Hai tháng trước khi chính thức cho phép cập nhật phần mềm qua mạng, Ford đã thuê 400 kỹ sư để nghiên cứu về kết nối, phần lớn đến từ mảng điện thoại di động của Blackberry Ltd. Blackberry QNX hiện là đơn vị cung cấp hệ thống Sync 3 của Ford.

Động thái trên là bước tiến lớn của Ford trong việc đầu tư vào công nghệ tương lai trong xu hướng xe kết nối hiện nay.

Ngoài việc tiện lợi hơn cho khách hàng, việc cập nhật qua mạng wifi cũng giúp hãng này tiết kiệm chi phí bởi phần lớn việc sửa lỗi phần mềm, thu hồi, bảo hành có thể được hiện qua mạng wifi.

Công nghệ xe hơi kết nối trên thế giới đã có những bước tiến quan trọng. Gần đây, Google công bố biến Android thành hệ điều hành dành cho xe hơi mà không cần sử dụng đến điện thoại. Hãng này tuyên bố hợp tác với Audi và Volvo trong việc phát triển hệ điều hành xe hơi tích hợp hệ thống giải trí sử dụng Android 7.0 Nougat.

Đọc tiếp »

Isuzu và kỳ vọng với thị trường Việt Nam

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Bán tải đắt khách nhất có thêm phiên bản mới

Ford Việt Nam chính thức bán ra thị trường phiên bản mới Ranger 2.2L AT dẫn động 4 bánh đồng thời nâng cấp phiên bản XL.

Ranger Wildtrak 2.2L AT dẫn động 4 bánh (4x4) là phiên bản hoàn toàn mới được bổ sung vào danh mục các phiên bản hiện có.

Xe sử dụng động cơ diesel Duratoq TDCi 2.2L và trang bị hộp số tự động 6 cấp, công suất cực đại 160 mã lực. Các trang bị công nghệ khá đầy đủ như camera lùi, hệ thống 6 túi khí, trợ lực lái điện, điều khiển hành trình và hệ thống cân bằng điện tử.

Ranger Wildtrak có thiết kế đặc biệt đúng chất địa hình với ga-lăng và tay nắm cửa, gương gập điện sơn đen, đèn pha projector, thanh thể thao sau thùng và giá thể thao trên nóc xe...

Như vậy, Wildtrak 2.2L AT 4x4 có khá nhiều điểm chung với phiên bản Wildtrak 2.2L AT có mặt từ trước đây. Việc bổ sung phiên bản mới này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với chiếc bán tải trang bị hộp số tự động và hệ dẫn động 4 bánh (2 cầu) trong khi không cần động cơ dung tích lớn.

Trước khi có phiên bản mới Wildtrak 2.2L AT 4x4, Ranger chỉ có 3 phiên bản dẫn động 4 bánh. Trong đó, 2 phiên bản XL và XLT đều sử dụng hộp số sàn và chỉ có phiên bản cao cấp nhất Wildtrak 3.2L trang bị hộp số tự động song động cơ lại lớn hơn với dung tích 3.2 lít.

Cùng với việc tung ra phiên bản mới Wildtrak 2.2L AT 4x4, hãng xe Mỹ cũng tiến hành nâng cấp phiên bản Ranger XL 2.2L MT 4x4 và tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ.

Theo đó, phiên bản mới Wildtrak 2.2L AT 4x4 chính thức có mặt trên thị trường với mức giá bán lẻ khuyến nghị 866 triệu đồng. Phiên bản Wildtrak 2.2L AT dẫn động 1 cầu (4x2) được nâng cấp chức năng Navigation trong SYNC 3 có giá khuyến nghị mới 837 triệu đồng. Phiên bản nâng cấp XL 2.2L MT 4x4 có giá bán lẻ khuyến nghị 634 triệu đồng.

Hiện tại, Ford Ranger vẫn đang là mẫu xe bán tải đắt khách nhất phân khúc và cũng liên tiếp nằm trong nhóm xe bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam, bên cạnh 3 mẫu xe của Toyota là Vios, Fortuner và Innova.

Theo thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), kể từ khi đưa các phiên bản nâng cấp mới về thị trường Việt Nam hồi tháng 7/2015, Ford Ranger đã đạt mức sản lượng bán hàng cộng dồn hơn 23.000 chiếc, trong đó riêng giai đoạn 4 tháng đầu năm nay, sản lượng bán hàng của Ranger mới đạt 4.343 chiếc.

Đọc tiếp »

Huyndai ra mắt xe bus chạy hoàn toàn bằng điện

Hôm 25/5, Hyundai Motor ra mắt dòng xe bus điện đầu tiên của hãng này, có tên Elec City, tờ The Korea Times cho biết.

Động thái này giúp củng cố sức ảnh hưởng của Huyndai trên thị trường xe thương mại Hàn Quốc và là giải pháp ứng phó trước những quy định về giảm khí thải xe ngày càng được thắt chặt của chính phủ.

Hãng sản xuất xe lớn nhất Hàn Quốc cho biết sẽ bắt đầu bán xe bus Elec City vào năm tới. Đây là dòng xe bus thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, đại diện Huyndai cho biết. Dòng xe này cũng sẽ giúp cân bằng mảng kinh doanh phương tiện chở khách của hãng này.

Xe bus Elec City được trang bị pin lithium polymer công suất 256 kW, có khả năng chạy 290km mỗi lần sạc, Huyndai cho biết. Thời gian một lần sạc đầy pin xe bus này là khoảng 67 phút.

Hyundai bắt đầu phát triển và chế tạo Elec City từ năm 2010. Hãng này dự báo Elec City sẽ trở nên phổ biến khi chính thức được bán trên thị trường và nhanh chóng thay thế dòng xe bus động cơ diesel trước động thái của chính phủ nhằm giảm lượng khí thải từ xe cộ khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, số lượng các trạm sạc pin trên khắp Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng cũng sẽ thúc đẩy doanh số bán Elec City cũng như các dòng xe điện khác của Huyndai.

“Năm 2016, Huyndai đã bán 102.000 xe bus, xe tải và các loại xe thương mại khác tại 130 quốc gia trên thế giới”, ông Han Seong-kwon, Giám đốc bộ phận xe thương mại của Huyndai, cho biết. “Năm nay, chúng tôi sẽ bán thêm 3.000 chiếc nữa”.

Han cho biết công ty sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển các dòng xe thương mại an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm tới 30% nhiên liệu.

Xe bus điện Elec City được ra mắt tại Hội chợ Xe tải và Kinh doanh Huyndai diễn ra ở Goyang, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

Trong 4 ngày diễn ra hội chợ (25 - 28/5), Huyndai sẽ trưng bày 190 xe thương mại của hãng, cả những dòng xe đã được sản xuất hàng hoạt lẫn mẫu xe thử nghiệm. Người tham dự hội chợ cũng có cơ hội lái thử một số xe tải và tham gia các sự kiện giới thiệu xe khác.

"Đây là lần đầu tiên kiểu hội trợ này được tổ chức tại Hàn Quốc, là làn gió mới đối với những người thường chỉ tới dự các buổi ra mắt xe”, đại diện Huyndai Motor cho biết. “Sự kiện sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về xe thương mại và củng cố tầm ảnh hưởng của chúng tôi trong phân khúc này".

Thời gian gần đây, doanh số của Huyndai và các hãng xe Hàn Quốc tại Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng do làn sóng tẩy chay hàng Hàn Quốc tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, trong tháng 3, tổng doanh số của Huyndai Motor và Kia Motors tại Trung Quốc giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường Mỹ, doanh số tháng 3 của Hyundai Motor cũng giảm 8% còn Kia Motors sụt 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đọc tiếp »

Muốn nhập ôtô, có thể buộc phải có cơ sở bảo hành

Liên bộ Giao thông Vận tải - Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ xây dựng các nội dung liên quan điều kiện kinh doanh ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhâp khẩu ôtô. Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm đối với nội dung về điều kiện kinh doanh ngành nghề bảo hành, bảo dưỡng ôtô, phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo nghị định.

Với mục tiêu xây dựng nghị định nhằm khuyến khích sản xuất ngành công nghiệp ôtô trong nước, theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Nghị quyết số 33, dự thảo nghị định dường như đã phần nào giữ “tinh thần” của Thông tư 20 - vốn gây nhiều dư luận thời gian gần đây - qua các điều kiện nhập khẩu ôtô vào Việt Nam.

Siết bằng điều kiện?

Theo Bộ Công Thương, các quy định hiện hành đối với việc kiểm tra, kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu chưa bảo đảm sự chặt chẽ, nghiêm ngặt, chưa bảo đảm việc hạn chế các dòng xe nhập khẩu kém chất lượng lọt vào thị trường nội địa, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như an toàn môi trường.

Do đó, Bộ Công Thương dự kiến, doanh nghiệp được nhập ôtô phải được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ôtô, tức là phải có ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phù hợp với ôtô nhập khẩu và đủ điều kiện theo quy định.

Đồng thời, phải có cam kết bằng văn bản với Bộ Công Thương về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi xe khi có lỗi.

Doanh nghiệp nhập khẩu có thể lựa chọn 3 hình thức, một là sở hữu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; hai là thuê cơ sở bảo hành, bảo dưỡng với thời hạn tối thiểu 3 năm; hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp nhập khẩu.

Song đến 1/7/2020, tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải sở hữu tối thiểu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng để bảo vệ lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng.

Dự kiến nghị định sẽ kiểm soát điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô theo hướng: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô cho các đơn vị đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu đối với ngành nghề này theo quy định của nghị định.

Ai được lắp ráp, sản xuất ôtô?

Theo dự thảo, chỉ có các doanh nghiệp được thành lập theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp mới được tiến hành hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô. Các chủ thể kinh doanh khác không phải là doanh nghiệp không được tiến hành hoạt động này.

“Do ôtô là sản phẩm có khả năng gây mất an toàn cao, với quy trình sản xuất rất phức tạp, vì vậy, dự thảo nghị định bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về trình độ kỹ thuật của nguồn nhân lực quản lý quá trình sản xuất, lắp ráp ôtô nhằm kiểm soát, bảo đảm chất lượng của quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật khi xuất xưởng, bảo đảm an toàn cho người sử dụng”, tờ trình ghi.

Các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ôtô tại Việt Nam sẽ phải đáp ứng chất lượng đầu ra đối với xe xuất xưởng thông qua các tiêu chuẩn về nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp, hàn, sơn, kiểm tra chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp cũng phải có trách nhiệm bảo dưỡng, triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật và thu hồi sản phẩm thải bỏ, đồng thời bắt buộc phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định.

Đọc tiếp »

BMW dừng sản xuất tại nhiều nhà máy vì thiếu linh kiện

Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ tạp chí Focus của Đức cho biết hãng xe BMW sẽ dừng sản xuất tại nhà máy Leipzig bang Saxony, Đức. Hãng này cũng có thể sẽ tạm dừng hoạt động tại các nhà máy tại Trung Quốc và Nam Phi.

Theo phát ngôn Michael Rebstock của BMW, việc sản xuất tại nhà máy Shenyang (Trung Quốc) và Rosslyn (Virginia) có khả năng sẽ bị gián đoạn một ngày, còn nhà máy Leipzig (Đức) sẽ bị đóng cửa một phần.

Từ thứ 6 tuần trước, nhà máy Leipzig đã bị đóng cửa. Đây là một trong những nhà máy sản xuất xe hiện đại nhất thế giới.

Tuần trước, một nhà máy khác của BMW tại Munich cũng dừng hoạt động trong 2 ngày.

Nguyên nhân của việc này là một nhà cung cấp linh kiện của BMW tại Italy đã không giao hàng đúng yêu cầu cho các nhà máy của hãng này, Focus cho biết.

“Chúng tôi chưa thể nói trước khi nào sẽ sản xuất trở lại”, ông Rebstock nói. Ông này cũng cho biết do thiếu nguồn cung cấp linh kiện, hãng này sẽ cân nhắc việc tạm dừng sản xuất ở các nhà máy khác nếu cần thiết.

Ông này cho biết thiệt hại tài chính từ việc này là “có thể kiểm soát được” nhưng “chưa định lượng chính xác là bao nhiêu”. Đồng thời, ông Rebstock cho biết việc gián đoạn sản xuất sẽ ảnh hưởng tới sản lượng các dòng xe từ 1-Series cho tới 4-Series.

"Chúng tôi đã ngay lập tức tìm cách giải quyết vấn đề này”, ông Rebstock nói thêm.

Focus dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết việc này có thể khiến BMW tốn hàng chục triệu Euro.

Quý 1/2017, lợi nhuận của BMW sụt giảm do hãng này phải đưa ra nhiều ưu đãi cho khách hàng để thúc đẩy doanh số. Lượng xe bán ra của hãng này tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh số của đối thủ Mercedes tăng 16%. Năm ngoái, lần đầu tiên trong một thập kỷ, doanh số của Mercedes đã vượt qua BMW.

Hiện BMW có 31 nhà máy, cơ sở lắp ráp tại 14 quốc gia và xuất bán tại hơn 140 nước trên thế giới.

Đọc tiếp »

Nghịch lý thị trường ôtô Việt Nam (1): Khi xe rẻ… không rẻ

Tại thị trường ôtô Việt Nam, giá bán lẻ là một yếu tố “nhạy cảm” đối với người tiêu dùng và theo đó, luôn có những tác động đáng kể đến kế hoạch và kết quả kinh doanh của mỗi nhà cung cấp.

Tuy nhiên, từ tâm lý về giá xe đến quyết định cuối cùng cho hoạt động mua sắm của mỗi người tiêu dùng lại ẩn chứa những nghịch lý mà thậm chí, bản thân từng người tiêu dùng cũng khó giải thích. Và bởi vậy, thành công hay thất bại của mỗi mẫu xe, mỗi hãng xe khi về thị trường Việt Nam đôi khi khác rất xa so với “kịch bản”.

Thực tế khác xa kỳ vọng

Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn với dân số khoảng 90 triệu người và tỷ lệ người sở hữu ôtô còn thấp. Vì vậy, bên cạnh phân khúc sản phẩm cao cấp hoặc hạng trung thì xe ở các phân khúc thấp hơn hay dân gian thường gọi là “xe cỏ” vẫn còn nhiều “đất diễn”, ít nhất là trong tâm lý và nhu cầu của nhiều người tiêu dùng về các loại xe giá thấp, đổi lại không đòi hỏi cao về mẫu mã và chất lượng.

Giai đoạn nửa cuối thập niên 2000, một “trào lưu” ôtô giá rẻ đã bùng lên với sự xuất hiện của một loạt các thương hiệu được coi là giá rẻ như Lifan, Chery, Tobe, BYD hay thậm chí Tata cũng lên kế hoạch gia nhập.

Với người tiêu dùng Việt Nam, nhu cầu về một chiếc ôtô chỉ cần đủ để… che mưa che nắng và đổi lại là giá phải rẻ là không ít. Tâm lý này được xem như một chỉ dẫn đầy hứa hẹn với các thương hiệu xe giá rẻ.

Lifan là thương hiệu từng có màn ra mắt thị trường sớm nhất và cũng rầm rộ nhất vào năm 2008. Thậm chí hãng xe này cũng đã có kế hoạch mở nhà máy sản xuất, lắp ráp ngay tại Việt Nam. Song cũng chỉ khoảng 3 năm sau đó, cái tên Lifan đã trở nên nhạt nhòa. Đến nay, những chiếc xe mang thương hiệu Trung Quốc đã gần như vắng bóng.

Dẫu sao Lifan vẫn là thương hiệu được cho là… ít thất bại hơn. Chery, BYD hay Tobe thậm chí còn “mất tích” sớm hơn, cho dù các nhà phân phối đã rất nỗ lực trong các hoạt động marketing hay kể cả áp dụng các chế độ bảo hành khá tốt nhằm chứng minh chất lượng xe không tệ như câu thành ngữ “tiền nào của nấy”.

Thương hiệu Tata đình đám đến từ Ấn Độ lại có chút “may mắn” khi lên kế hoạch gia nhập thị trường muộn. Thời điểm TMT Motors chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tata Nano cũng là lúc các thương hiệu xe giá rẻ khác rút lui. Bởi vậy, Tata đã “kịp thời” dừng lại ngay trước những khó khăn đã được báo trước.

Thất bại của các thương hiệu xe giá rẻ cho thấy một nghịch lý rất dễ hiểu ở thị trường ôtô Việt Nam. Đó là, cho dù nhu cầu xe giá rẻ là rất lớn nhưng đơn giản cũng chỉ là… nhu cầu. Còn trên thực tế, người tiêu dùng có mua hay không hoặc sức mua có tương xứng với nhu cầu (ít nhất là theo kết quả thăm dò thị hiếu được các hãng xe thực hiện) lại là chuyện hoàn toàn khác.

Thế Duy, nhân viên bán hàng Toyota đã từng có thời gian bán xe Chery thuộc hệ thống VMC, nhận định đa số người tiêu dùng Việt Nam đều có tâm lý thích xe giá rẻ song lại chọn mua xe cao cấp hơn.

“Một tỷ lệ lớn người tiêu dùng tôi từng giao dịch có tâm lý chung là sau khi tìm hiểu, họ đến để mua xe giá rẻ thì cuối cùng, hợp đồng lại ký mua xe khác”, Duy chia sẻ.

Cũng theo Duy, hầu hết những người tiêu dùng này đều cho rằng, xe giá rẻ nhưng chất lượng và mẫu mã cũng phải đảm bảo ít nhất là ở mức… chấp nhận được. Quan trọng hơn, niềm tin chất lượng của xe giá rẻ không lớn, họ lo ngại sẽ phải “hầu hạ” chiếc xe thay vì chiếc xe phục vụ họ. Từ đó, họ thường cố mua chiếc xe có giá cao hơn so với chính khả năng tài chính của họ.

Một đi khó quay về

Ôtô giá rẻ đã thất bại tại thị trường Việt Nam. Đó là một thực tế được chứng minh bởi sự rút lui của gần như toàn bộ các thương hiệu ôtô giá rẻ đã từng gia nhập thị trường.

Nhưng Việt Nam vẫn là một thị trường ôtô còn nhiều tiềm năng và nhu cầu mua xe giá rẻ của người tiêu dùng vẫn lớn, nhất là nhóm người tiêu dùng mua xe lần đầu và người tiêu dùng có thu nhập chưa cao.

Theo logic thông thường, có nhu cầu thì cần có nguồn cung. Vấn đề nằm ở chỗ, các thương hiệu xe giá rẻ liệu còn có cơ hội thành công nữa không? Và các thương hiệu đã từng phải rút lui liệu còn cơ hội quay trở lại? Câu trả lời nằm ở tâm lý người tiêu dùng.

Trên thực tế, đã có không ít người tiêu dùng mua các loại xe giá rẻ, từ Lifan, BYD đến Chery hay Tobe. Giai đoạn nửa cuối thập niên 2000, những chiếc xe giá rẻ vẫn xuất hiện thường xuyên trên đường phố. Nhưng đến nay, tìm mỏi mắt mới có thể… may mắn bắt gặp một chiếc Lifan 520 hay chiếc Chery QQ3 từng một thời được giới thiệu rầm rộ.

Khi được hỏi, đa số người tiêu dùng từng sử dụng một trong các loại xe này đều cho rằng họ đã thực sự rước về một “cục nợ”.

Anh Tuấn ở Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã từng mua một chiếc Lifan 520 vào năm 2009. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, anh đã tìm mọi cách để “đẩy” chiếc xe này sang cho một khách hàng ở Bắc Ninh.

Theo anh Tuấn, những chiếc xe Lifan có mẫu mã… không đến nỗi nào nhưng chất lượng lại dở tệ. Chỉ sau hơn một năm sử dụng, chiếc xe của anh bắt đầu rệu rã. Sang năm thứ hai, xe bắt đầu “ngốn” xăng và các bộ phận như sẵn sàng rời ra bất kỳ lúc nào. Khi bạn bè hỏi xe thế nào, anh hay đùa “xe tốt, mọi thứ đều kêu, chỉ mỗi còi không kêu”.

Thêm một rào cản nữa là hệ thống dịch vụ của các hãng xe giá rẻ. Anh Thắng ở Hà Đông (Hà Nội) kể, sau khi VMC mở đại lý Chery gần nơi anh ở, anh đến tham khảo và quyết định mua chiếc QQ3.

Quãng thời gian đầu sử dụng, chiếc xe vận hành khá ổn, cũng không thua kém nhiều so với Kia Morning hay Chevrolet Spark. Nhưng sau 3 năm, xe trục trặc liên tục và quan trọng hơn, anh luôn rất vất vả khi đi sửa chữa, bảo dưỡng. Khi xe hết bảo hành thì cũng là lúc anh không tìm thấy đại lý mà anh từng mua xe đâu nữa.

Chất lượng xe thấp, hệ thống dịch vụ vừa thiếu vừa yếu và thực tế là sau một thời gian, người sử dụng tìm mỏi mắt không thấy xưởng dịch vụ chính hãng nào. Đó là một thực tế mà những người tiêu dùng đã từng mua xe giá rẻ đang phải chấp nhận.

Đa số các loại xe từng có mặt tại thị trường Việt Nam đều có mức giá trên dưới 300 triệu. Với số tiền này, người tiêu dùng hoàn toàn có thể “cố” để mua một chiếc xe cao cấp hơn, ít nhất là để được đảm bảo hơn về quyền lợi và sử dụng dịch vụ.

Anh Thắng cho rằng, giữa một chiếc xe giá rẻ và một chiếc xe giá thấp nhất của thương hiệu khác, khoảng chênh lệch là không nhiều. Hiện tại anh đang sử dụng một chiếc Hyundai Grand i10 có giá 360 triệu đồng, còn “cục nợ” QQ3 anh cho thuê tập lái.

“Khoản chênh lệch 100 triệu giữa chiếc xe giá rẻ với xe giá… không rẻ vẫn là quá cao để “mua” lấy sự bực mình trong quá trình sử dụng. Tính ra, trong 5 năm sử dụng chiếc QQ3, số tiền sửa chữa, thay đồ cũng đã vượt quá khoản chênh lệch kia. Thế thì xe giá rẻ đâu còn rẻ nữa”, anh Thắng nói.

Thị trường ôtô Việt Nam đã quen và cũng đã “vấp váp” với dòng xe giá rẻ. Chất lượng đem đến một nỗi e ngại lớn cho người sử dụng và rất khó để họ sử dụng chiếc xe tương tự thêm một lần nữa. Đó rõ ràng là một rào cản cho sự trở lại của những thương hiệu xe giá rẻ.

Đọc tiếp »

Nghịch lý thị trường ôtô Việt Nam (2): Giá cao không khó bán

Ít có nơi nào như Việt Nam, nơi người tiêu dùng thường chọn mua những chiếc xe có giá bán cao hơn, thay vì mua những chiếc xe có giá thấp hơn trong cùng một nhóm sản phẩm.

Chính tâm lý này đã khiến các hãng xe nước ngoài khi gia nhập thị trường hoặc đưa về Việt Nam một mẫu xe mới thường phải tính toán kỹ lưỡng trước khi chính thức bán ra.

Ôtô khác bóng đèn

Với đa số người tiêu dùng Việt Nam, nhà ở và ôtô là hai trong số những mặt hàng được cho là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất và đầy đủ nhất đến đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn ôtô hay nhà ở luôn được người tiêu dùng tính toán kỹ lưỡng và mục tiêu cuối cùng thường được hướng đến là sản phẩm có giá trị tốt hơn cho dù số tiền bỏ ra cũng cao hơn đáng kể.

Thực tế này xuất phát từ tâm lý của nhiều người tiêu dùng là cố gắng đến mức tối đa có thể để mua một chiếc xe trang bị đầy đủ công năng nhất. Lựa chọn này sẽ giúp họ không phải băn khoăn hay tiếc nuối khi gặp những tình huống mà nếu chọn phiên bản đầy đủ, họ sẽ được đáp ứng một cách trọn vẹn.

Chẳng hạn, trong một mẫu xe với nhiều phiên bản khác nhau, dù có mức giá bán chênh lệch khá lớn song không vì thế mà phiên bản cao cấp nhất (đồng nghĩa với giá cao nhất) lại khó bán hơn các phiên bản thấp hơn.

Anh Tiến, chủ một cửa hiệu thời trang tại Đống Đa (Hà Nội), cho rằng giống như nhà ở, chiếc xe ôtô là phương tiện phục vụ cá nhân anh và gia đình hằng ngày. Bởi vậy, dù có vai trò quyết định song anh vẫn phải tham khảo kỹ lưỡng ý kiến và tìm hiểu sở thích của từng thành viên trong gia đình trước khi mua xe. Mà đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các em nhỏ, nhu cầu giải trí và thư giãn trên xe luôn được đặt lên hàng đầu.

“Chiếc xe có hai nhiệm vụ quan trọng là phục vụ công việc của tôi và phục vụ gia đình mỗi khi cần đi đâu xa, du lịch chẳng hạn. Cho nên, nó buộc phải tiện dụng, dễ chịu và cả bền bỉ nữa. Nếu chỉ phục vụ công việc tôi đã chọn chiếc Toyota Fortuner thấp nhất và giá rẻ nhất. Nhưng vì dùng cho cả gia đình, bao gồm cả tứ thân phụ mẫu, nên cuối cùng tôi đã mua chiếc Fortuner V dẫn động một cầu. Đây là phiên bản gần cao cấp nhất, được trang bị đầy đủ công nghệ, chỉ kém ở điểm là một cầu thay vì hai cầu”, anh Tiến nói.

Anh Cường, chủ một doanh nghiệp xây dựng tại Hoàng Mai (Hà Nội) lại có cách chọn lựa khác. Theo anh, chiếc ôtô khác với cái bóng điện. Bóng điện tuổi thọ ngắn, chỉ có một chức năng là thắp sáng và có thể thay thế bất kỳ lúc nào. Nhưng ôtô thì khác, nó phục vụ mình, làm bạn với mình cả một quãng thời gian rất dài, có khi đến nửa đời người nếu như biết sử dụng đúng cách và không có nhu cầu nâng cấp.

Do làm nghề xây dựng nên anh Cường thường xuyên phải đi xa, nhất là những công trình ở các địa phương có điều kiện giao thông khó khăn. Vì vậy, anh cần một chiếc xe bán tải vừa tiện di chuyển, vừa có thể tận dụng để vận tải dụng cụ lao động.

“Tôi đã tính toán rất kỹ giữa việc tiết kiệm chi phí với khả năng phục vụ công việc tốt nhất. Cuối cùng tôi chọn Ford Ranger Wildtrak 3.2L. Đây là phiên bản cao nhất của Ranger, nó vừa giúp tôi giải trí khi đi đường xa vừa đảm bảo tôi có thể đến các công trình nơi vùng sâu vùng xa với động cơ khỏe và dẫn động hai cầu, không phải “bó tay” hay nhờ trợ giúp khi gặp những tình huống khó. Tính ra, dù phải trả số tiền cao hơn đến cả trăm triệu so với mấy xe khác, nhưng hiệu quả sử dụng lại cao hơn”, anh nói.

Lựa chọn tối ưu

Nhiều người tiêu dùng thừa nhận một thực tế là trước khi mua xe, họ thường tìm hiểu và nhắm đến những mẫu xe giá rẻ. Tuy nhiên, khi đi mua xe, họ lại lựa chọn những chiếc xe cao cấp hơn, có chất lượng (được đánh giá) tốt hơn mặc dù giá bán cao hơn.

Các hãng xe biết rõ điều này và trong biểu giá bán lẻ, đa số các hãng xe đều công bố giá của phiên bản thấp nhất với mức giá bán thấp nhất. Cụm từ quen thuộc trong các thông báo thường là “giá bán lẻ từ…”.

Chính mức giá của phiên bản thấp nhất là một chỉ dẫn hiệu quả để người tiêu dùng tìm đến tham khảo và lựa chọn cho nhu cầu mua xe của mình. Trong quá trình giao dịch, các nhân viên bán hàng sẽ tư vấn cho người tiêu dùng về sở trường, sở đoản của từng phiên bản khác nhau, từng mẫu xe khác nhau. Tất nhiên, những điểm mạnh hay điểm yếu của từng chiếc xe đều được cân đối với mức giá bán để người tiêu dùng có được lựa chọn tối ưu nhất.

Đại diện nhiều hãng xe thừa nhận, đối với những mẫu xe có nhiều phiên bản thì phiên bản thấp nhất thường trở thành lựa chọn của những khách hàng sử dụng xe vào mục đích thương mại. Trong khi đó, đa số người tiêu dùng cá nhân lại lựa chọn những phiên bản cao hơn, được trang bị nhiều công năng hơn, thậm chí là phiên bản cao cấp nhất.

Chẳng hạn với mẫu xe Toyota Innova. Phiên bản Innova E trang bị hộp số sàn hiện được liên doanh ôtô Nhật Bản cung cấp với mức giá 793 triệu đồng, phiên bản Innova G trang bị hộp số tự động có giá 859 triệu đồng và phiên bản cao cấp nhất Innova V số tự động có giá 995 triệu đồng.

Nếu như phiên bản thấp nhất là Innova E hầu hết được các hãng taxi hay doanh nghiệp du lịch lựa chọn thì với phiên bản Innova G, đối tượng khách hàng lại đa số là cá nhân. Lựa chọn này dựa trên sự tối ưu giữa nhu cầu sử dụng với giá bán. Trong khi các doanh nghiệp vận tải chỉ cần xe để vận chuyển hành khách thì giá bán thấp đem lại khả năng tiết kiệm chi phí, còn người tiêu dùng cá nhân lại có nhu cầu giải trí và thư giãn cao hơn nên dù giá xe chênh lệch hơn 60 triệu đồng hoàn toàn không phải là “vấn đề”.

Một ví dụ điển hình nữa về “nghịch lý” giá bán và tiêu dùng là mẫu crossover 5+2 Nissan X-Trail thế hệ mới. Dù có giá bán thấp nhất (933 triệu đồng) song phiên bản X-Trail 2.0L tiêu chuẩn lại có sản lượng bán hàng thấp nhất. Cùng sử dụng động cơ 2.0 lít song phiên bản X-Trail SL với nhiều trang bị công nghệ hơn lại có sản lượng bán hàng lớn hơn nhiều.

Đáng chú ý nhất là phiên bản cao cấp X-Trail SV sử dụng động cơ 2.5 lít. Đây là phiên bản có giá bán cao nhất, chênh đến hơn 100 triệu đồng so với các phiên bản còn lại, song hiện X-Trail 2.5L SV lại là phiên bản bán chạy nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 4 tháng đầu năm 2017, Nissan X-Trail 2.5L SV đạt sản lượng bán hàng 477 chiếc, gần bằng tổng sản lượng bán hàng của cả 2 phiên bản còn lại (605 chiếc).

Ford Ranger cũng là một điển hình ở “nghịch lý” này. Năm 2012, khi hãng xe Mỹ quyết định đưa Ranger thế hệ mới về Việt Nam, người viết có “thắc mắc” với lãnh đạo Ford khu vực về lý do tại sao không phân phối Wildtrak 3.2L tại thị trường Việt Nam giống như thị trường Thái Lan. Câu trả lời khá rõ ràng: với phiên bản cao cấp này, nếu được nhập khẩu, giá bán cũng sẽ cao và Ford lo lắng về khả năng đón nhận của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thực tế lại khác hẳn. Cùng với những “tư vấn” của giới truyền thông, trong quá trình phân phối Ranger, hệ thống đại lý của Ford cũng nhận được nhiều thắc mắc của bản thân người tiêu dùng về phiên bản Wildtrak 3.2L. Chính từ những đề xuất này, năm 2014, phiên bản Wildtrak 3.2L bắt đầu được Ford Việt Nam phân phối. Và kể từ đó đến nay, dù Ford Việt Nam không công bố mức sản lượng chi tiết song theo tiết lộ, Wildtrak 3.2L luôn là một trong những phiên bản đắt khách nhất trong tổng số 7 phiên bản của Ranger.

Điều này cho thấy một thực tế, đối với những mẫu xe mà đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân thì phiên bản cao cấp hơn thường được ưu tiên lựa chọn cho dù giá bán cũng tỷ lệ thuận với những trang bị công nghệ kèm theo.

Ở một thị trường ôtô còn nhiều dư địa phát triển như Việt Nam, chuyện giá cao hơn lại thường bán tốt hơn rõ ràng là một nghịch lý. Chính nghịch lý này đặt các hãng xe nước ngoài vào tình huống trước khi gia nhập thị trường Việt Nam cần nghiên cứu rất kỹ tâm lý người tiêu dùng để tránh đánh giá sai tiềm năng và qua đó, mất công “sửa sai” bằng việc thay đổi kế hoạch sản phẩm và bán hàng.

Mà với ngành ôtô, thay đổi kế hoạch sản phẩm và bán hàng không phải việc có thể hoàn thành trong một sớm một chiều.

Đọc tiếp »

Cận cảnh xe Rolls-Royce siêu sang giá khoảng 12 triệu USD

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Porsche xuất xưởng chiếc 911 thứ 1 triệu

Phiên bản Carrera S sắc xanh lá đặc biệt “Irish Green” được thiết kế với nhiều tính năng độc đáo vừa đánh dấu cột mốc 1 triệu chiếc xuất xưởng của mẫu xe Porsche 911 vào ngày 30/5/2017.

Ra đời lần đầu tiên vào năm 1963, đến nay 911 vẫn là dòng xe kiểu mẫu cho việc lái xe hằng ngày và cũng là biểu tượng về phong cách của thương hiệu Porsche.

Mẫu xe 2 cửa này luôn là mô hình chiến lược quan trọng nhất trong các dòng xe của thương hiệu và đóng góp lớn vào việc duy trì Porsche như là một trong những nhà sản xuất xe hơi có lợi nhuận cao nhất thế giới.

Trong năm 2016, Porsche đã bán kỷ lục 32.365 chiếc trên toàn thế giới. Mẫu xe này luôn duy trì tính độc đáo qua nhiều thế kỷ và là chiếc xe mơ ước trong bộ sưu tập của giới mộ xe.

Điểm đáng chú ý là Porsche chưa từng đi ngược với khái niệm nguyên thủy hình thành nên chiếc 911. “Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng cải tiến công nghệ của mẫu xe 911, định hình và hoàn thiện mẫu xe thể thao này”, ông Oliver Blume, Chủ tịch Hội đồng quản trị Porsche AG, cho biết.

Một trong những yếu tố đặc biệt góp phần vào sự thành công của 911 là việc nhà máy sản xuất được đặt tại trụ sở chính ở Zuffenhausen, Đức. Hiện nay, tất cả các mẫu xe 2 cửa như 911, 718 Boxster, 718 Cayman và các phiên bản của các dòng xe này đều được lắp ráp trên cùng một dây chuyền nhờ vào quy trình sản xuất của Porsche.

Đọc tiếp »